Xử lý những ca khó trong cách đấu công tắc cầu thang

 

VẤN ĐỀ 1: LẮP ĐẶT CHO CẦU THANG 2 NHỊP

Mạch đấu 2 công tắc 3 cực được sử dụng rộng rãi trong thiết kế điện tại cầu thang 2 nhịp, gồm nhịp lên và nhịp xuống.

Hướng để công tắc cũng cần phải tính toán cụ thể, bởi có 2 cách để công tắc: 1 là để về cùng 1 phía, 2 là để mỗi hướng 1 công tắc. Tôi sẽ phân tích ưu, nhược điểm của 2 cách sắp xếp và tùy trường hợp nào chúng ta nên dùng:

1. Sắp xếp để cùng 1 hướng:

Nghĩa là sẽ để công tắc về 1 bên, tuy nhiên không đơn thuần như vậy, nó còn có 2 cách sắp xếp, đó là: từ tầng 2 trở lên thì công tác để bên chiều lên hay bên chiều xuống. Nhưng trước tiên tôi phân tích tổng thể của cách để 1 bên như sau:

Ưu điểm: Khi bạn đi từ tầng 1 lên, các công tắc từng tầng 2 sẽ được đặt chung 1 mặt công tắc, điều này giúp cho việc bật đèn tầng tiếp theo và tắt đèn tầng đã đi qua dễ dàng hơn, không phải di chuyển 1 quãng tối sang phía đối diện để bật công tắc như cách đấu 2 bên, tuy nhiên có người nói rằng khi lên thì bật, khi xuống thì tắt hoặc ngược lại, ... (tức là để đèn sáng có tới khi các bạn trở lại), điều này vừa tốn kém hoặc bạn quên không tắt khi ra khỏi nhà.

Nhược điểm: Nếu cầu thang được sắp xếp ở giữa sẽ rất khó nếu người đi đi từ phía đối diện của mặt điện.

1.1 Bên chiều xuống: Cách đấu này tạm thời gọi là hoàn hảo nhất, bởi chúng ta sẽ dễ dàng điều khiển đèn, tuy nhiên nếu cầu thang ở giữa thì có phần bất tiện cho hướng đi từ phía đối diện mặt công tắc lên tầng cao hơn.

1.2 Bên chiều lên: Cách đấu này lại là nhược điểm cho hướng đi xuống từ tầng cao cho phòng đối diện.

2. Đấu khác phía:

Nghĩa là mỗi nhịp cầu thang sẽ tách riêng 2 mặt công tắc, mỗi bên 1 công tắc: Cách đấu này rất nhiều người đấu, tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm sau đây:

Ưu điểm: Sử dụng tầng nào sẽ bật tầng ấy mà không bị ngược hướng đi.

Nhược điểm: Khi bạn di chuyển từ tầng thấp lên tầng cao hoặc ngược lại mà muốn tắt đèn cầu thang ngay thì sẽ bị 1 khoảng tối, đó là khoảng chiếu nghỉ. Bởi nếu muốn sáng thông suốt bạn phải ra bật công tắc tầng muốn đến tiếp theo rồi quay lại tắt công tắc tầng đã đi qua. Chẳng ai rảnh mà làm chuyện đó cả, và dĩ nhiên đành chịu tối 1 phần vậy.

Vậy cả 2 cách đấu trên đều có những ưu điểm, nhược điểm. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên chọn cách 1.1 hoặc cách đấu sau đâu để thay thể:

* Đấu thêm đèn chiếu nghỉ cho cách 2 ở trên, nghĩa là bạn sẽ cho chung công tắc để bật đèn chiếu nghỉ cùng mặt với công tắc ở 2 hướng. (Cách đấu thông minh hơn tôi chưa nghĩ ra.)

* Đấu chéo 3 công tắc tại các mặt.

* Sử dụng cảm biến tự bật, tự tắt khi người đi qua. Loại này bạn liên hệ: 0974 78 1669.

VẤN ĐỀ 2: Cầu thang nhiều nhịp, nhiều lối phòng chung 1 đèn:

Cách thiết kế này cho nhà có cầu thang rộng, hoặc sử dụng 1 đèn trùm sáng được tất cả các tầng, được gọi là đèn thông tầng. Đối với đèn thông tầng, ta cần có công tắc để bật và tắt ở nhiều vị trí khác nhau.

Nó dũng ứng dụng cho đèn của nhà có tầng 1 là khoang trống, các phòng tầng 1 và tầng 2 được xây xung quanh không gian tầng 1, tại giữa nhà có 1 đèn chùm to và chiếu sáng cho toàn bộ không gian trong nhà. Khi bất kỳ ai đi ra khỏi phòng hoặc đi vào phòng đều có thể bật hoặc tắt được đèn.

Để làm được điều này chúng ta cần đến công tắc trung gian bật và tắt nhiều vị trí khác nhau, công tắc trung gian 4 cực giúp chúng ta giải quyết được vấn đề lắp nhiều công tắc để điều khiển 1 bóng đèn.

Như vậy, chúng ta cần có nhiều công tắc để điều khiển 1 đèn. Cách đấu này khá đơn giản, được các kỹ sử Simon nghiên cứu ra từ năm 1916. Để biết thêm xin vui lòng liên hệ: 0974 78 1669 hoặc nhấn vào đây.

VẤN ĐỀ 3: GIỮA 2 CÔNG TẮC 3 CỰC BỊ HỎNG MẤT 1 DÂY DẪN

Khi có sự cố chập cháy hoặc do quá trình thi công điện vô tình bị hỏng một dây dẫn từ công tắc 3 cực này sang công tắc ba cực kia, mà chúng ta cần phải thiết kế mạch điện để bật và tắt 2 vị trí. Điều này thật sự rắc rối nếu như bạn chưa gặp tình huống này và chưa có cách giải quyết chúng, rất đơn giản, xin hãy làm theo hướng dẫn của tôi, bạn sẽ giải quyết ngay được vấn đề này một cách nhanh nhất.

 

Được đăng vào

Viết bình luận