PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
1. Xác định công suất máy bơm:
Xác định đúng công suất hoạt động của máy bơm nước để thiết kế hệ thống điều khiển từ xa là rất quan trọng, bởi khi xác định rõ được công suất này thì mới tính toán được công suất chịu tải tối thiểu của máy bơm nước.
Để xác định rõ được công suất máy bơm, bạn cần dựa vào thông số của nhà sản xuất đối với máy bơm mới. Với những máy bơm đã mờ hoặc sử dụng lâu năm, bạn cần sử dụng đồng hồ đo công suất để xác định lại công suất. Bởi máy bơm sử dụng lâu năm công suất tải sẽ tăng dần vì máy bị già đi, hoạt động kém hơn.
Xác đinh công suất máy bơm tính ra dòng điện bằng công thức sau:
I = P/(U*Cos (phi).
Cos (phi) ~ 0,8.
Từ đây bạn sẽ nhân với 2 để đưa ra công suất chịu tải của thiết bị điều khiển, nếu thiết bị điều khiển không đủ tải, bạn sẽ sử dụng thêm khởi động từ tương ứng với công suất cần thiết để điều khiển máy bơm.
2. Xác định phương án điều khiển tối ưu:
Bạn muốn lên được phương án điều khiển từ xa cho máy bơm, bạn cần xác định được nhu cầu và điều kiện của bạn là như thế nào? Từ đây mới xác định được công nghệ sử dụng là gì, sau đây sẽ là những phương pháp điều khiển máy bơm nước từ xa:
a. Điều khiển bằng Remote: Khoảng cách điều khiển: Từ 1 đến 30 ~ 50m.
Điều kiện thực hiện: Vị trí điều khiển không được cách quá xa thiết bị điều khiển từ xa cho máy bơm nước.
b. Điều khiển qua điện thoại SMS, gọi điện, ... : Có thể điều khiển mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bạn sử dụng chuyển vùng quốc tế thì bất cứ nơi nào cũng điều khiển được.
Điều kiện thực hiện: Tại nơi điều khiển phải bắt được sóng của các nhà mạng như Viettel, Mobiphone, Vinaphone, ...
c. Điều khiển qua mạng Wifi bằng ứng dụng của IOS hoặc Android: Điều khiển mọi nơi, miễn là điện thoại của bạn sử dụng có kết nối mạng.
Điều kiện thực hiện: Tại nơi đặt thiết bị cần có mạng wifi kết nối 24h, bạn hẹn giờ cho thiết bị trước khi bật tránh trường hợp mất kết nối mạng thì máy lại không được tắt đi.
d. Điều khiển qua máy tính:
Điều kiện thực hiện: Máy tính được kết nối với mạng wifi, đồng nghĩa với việc thiết bị điều khiển cũng cần được kết nối với wifi.
e. Điều khiển tự động, không cần sự can thiệp của con người:
Điều kiện thực hiện: TạLịch trình điều khiển cần được cố định hoặc những tác động của nó cần được xác định rõ ràng như: Đầy bể nước; Cạn bể nước; Độ ẩm không khí thấp; Nắng nhiều; Mưa nhiều; Độ ẩm của đất thấp; ... .
3. Vẽ sơ đồ mạch công suất:
Sơ đồ mạch điện cần xác đinh rõ được nhu cầu và bạn sẽ ghép nối các thiết bị với nhau như: Thiết bị điều khiển -> Thiết bị chịu tải -> Máy bơm nước.
Từ đây xác định được cách kết nối chúng như thế nào, cách đi dây, cách bố trí sao cho hợp lý, ... .
PHẦN 2: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP, HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CHO MẠCH ĐIỀU KHIỂN
A. Điều khiển bằng Remote.
Ưu điểm:
Lắp đặt đơn giản, dễ dàng, thiết bị có giá thành khá rẻ.
Nhược điểm:
Không thể điều khiển được nếu bạn đi quá xa nơi đặt thiết bị điều khiển từ xa cho máy bơm nước.
Ứng dụng:
Sử dụng để điều khiển cho quán rửa xe máy, cho máy bơm nước trong gia đình, máy bơm tưới cây trong gia đình, ...
Phương pháp thi công:
B. Điều khiển bằng điện thoại dạng gọi điện và nhắn tin.
Ưu điểm:
Điều khiển mọi nơi, miễn là điện thoại của bạn có thể gửi tin nhắn hoặc gọi điện đến số điện thoại gắn trên thiết bị điều khiển.
Máy điện thoại điều khiển không cần là máy thông minh, không cần kết nối mạng, sử dụng mọi hệ điều hành từ IOS, Android, Win, ...
Nhược điểm:
Thao tác khó, cú pháp điều khiển phức tạp.
Mỗi lần thực hiện điều khiển, bạn phải trả 1 khoản phí cho nhà mạng.
Ứng dụng:
Phương pháp thi công:
C. Điều khiển qua mạng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cần phải kết nối mạng cho thiết bị điều khiển và phải có điện thoại di động thông minh, có hệ điều hành Android hoặc IOS.
Ứng dụng:
Phương pháp thi công:
D. Điều khiển trên cộng hệ thống tự động chống sự cố khi bị ngắt kết nối:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ứng dụng:
Phương pháp thi công:
PHẦN 3:
Viết bình luận