Cách lắp đặt một máy bơm nước tự động cho nhiều bể và nhiều nguồn điện

PHẦN 1: MỘT MÁY BƠM BƠM CHO NHIỀU NHÀ (SỬ DỤNG NHIỀU NGUỒN ĐIỆN KHÁC NHAU).

PHẦN 2: MỘT MÁY BƠM TỰ ĐỘNG DÙNG PHAO ĐIỆN BƠM CHO 2 NƠI TẠI 2 THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU.

 

ỨNG DỤNG:

Tưới cây:

Dùng cho những nơi cần bơm nước tưới cây tự động có diện tích lớn nhưng máy bơm hoặc nguồn nước cùng lúc không thể bơm cho nhiều nơi do áp suất yếu hoặc nguồn nước không đáp ứng kịp thời cho tất cả cầm chia nhỏ diện tích để tưới nước.

Bể nước:

Một nhà có nhiều hộ dùng chung 1 máy bơm, tuy nhiên họ muốn chi phí dùng điện và nước sẽ tính toán riêng ra.

 

PHẦN 1: MỘT MÁY BƠM BƠM CHO NHIỀU NHÀ (SỬ DỤNG NHIỀU NGUỒN ĐIỆN KHÁC NHAU)

 

Nếu nhiều nhà sử dụng chung một máy bơm hoặc một đường nước chỉ lắp được 1 máy bơm chung cho nhiều nhà sẽ dẫn đến bài toán kinh tế về tiền điện phân chia nhau. Bài này sẽ hướng dẫn bạn lắp một mạch điện giải quyết vấn đề đó.

 

Nguyên lý một máy bơm bơm nước cho 2 nơi:

Giả sử 1 máy bơm cho 2 nhà: (3, 4 nhà tương tự): Gọi là nhà A và nhà B. Khi nhà A bật máy bơm, máy bơm sẽ hoạt động và vòi nhà A sẽ được mở nước. Lúc này nhà B muốn dùng lại bật công tắc để bật máy bơm lên, nhưng vì nhà A đang dùng nên sẽ chưa có nước. Khi nhà A dùng xong, họ tắt máy bơm ở công tắc phía nhà A đi. Lúc này máy bơm được chuyển mạch sang sử dụng nguồn điện nhà B và vòi nước nhà B sẽ có nước. Và ngược lại, nghĩa là nhà nào bật trước rồi thì nhà bật sau sẽ phải đợi cho tới khi nhà kia dùng xong.

Nhà nào sử dụng nước thì sẽ sử dụng nguồn điện để bơm máy bơm của nhà đấy. Đảm bảo công bằng cho 2 nhà sử dụng chung một máy bơm.

Sơ đồ đấu một máy bơm dùng cho 2 nơi, sử dụng van nước thường đóng

Sơ đồ đấu một máy bơm dùng cho 2 nơi, sử dụng van nước thường mở

Loại hình này cũng có thể kết hợp với phao điện. Bạn chỉ cần thay thế CTA hoặc (và) CTB bằng phao điện là được

 

Rơ le 1, Rơ le 2, Rơ le 3:

Nếu bạn sử dụng có máy bơm công suất nhỏ thì có thể sử dụng Rơ le loại thường:

Nếu sử dụng cho máy bơm công suất lớn, bạn phải sử dụng công tắc tơ có công suất tải cao để đảm bảo đủ công suất khởi động cho máy bơm.

Trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm chi phí thì bạn sử dụng các Rơ le 1,2 là những Rơ le công suất nhỏ, Rơ le 3 là 1 Công tắc tơ công suất cao. Như vậy sẽ đảm bảo chi phí và công suất tải có thể chịu được.

 

CT1, CT2:

Bạn có thể thay thế bằng phao điện để điều khiển mực nước.

 

PHẦN 2: MỘT MÁY BƠM BƠM CHO NHIỀU BỂ SỬ DỤNG MỘT NGUỒN ĐIỆN. (SỬ DỤNG NHIỀU NGUỒN ĐIỆN THAM KHẢO PHẦN 1)

Cách 1:

Sử dụng phao cơ và phao điện cho bể nhiều tầng: Các bể dưới lắp phao cơ, bể trên cùng lắp phao điện. Khi bể trên cùng đầy thì máy bơm sẽ ngưng hoạt động.

Ứng dụng: Ứng dụng cho những nhà có nhiều bể chứa với độ cao khác nhau, bể có độ cao nhất sử dụng nước nhiều nhất và nhanh hết nhất.

Nhược điểm: Khi các bể dưới cạn mà bể trên vẫn đầy thì máy bơm vẫn không hoạt động.

Khắc phục: (Xem cách 2)

Cách 2:

Lắp song song các phao điện và phao cơ cho mỗi bể.

Sơ đồ:

 

Nguyên tắc: Mỗi bể có 1 phao điện, 1 phao cơ. Khi 2 bể đều hết nước phao cơ mở phao điện mở, máy bơm hoạt động bơm đến các bể, bể thấp được bơm trước, bể cao bơm sau. Sau đó khi 1 bể đầy thì tới bể kia. Trường hợp 2 bể cùng chiều cao thì nó sẽ chảy vào cùng lúc 2 bể, bể nào đầy trước thì đóng trước. 

Khi bể nào đó đầy, phao điện của bể đó sẽ ngắt đi, đồng thời phao cơ sẽ khóa vòi lại, khi cả 3 bể đầy, cả 3 phao điện đều ngắt lại làm cho máy bơm ngưng hoạt động.

Cách 3:

Lắp mỗi bể 1 van điện và 1 phao điện:

Khi bể cạn nước, phao điện hạ theo mức nước và đóng mạch máy bơm, vạn điện sẽ được mở ra để nước chảy vào bể. Giả sử có 1 trong nhiều bể đã đầy thì phao điện sẽ ngắt điện cấp cho van điện và van điện ở bể đó sẽ đóng lại, nước sẽ tiếp tục chảy sang các bể khác.

Vì van điện từ cần có nguồn mở, nếu ta đấu trực tiếp nguồn vào mỗi phao thì van sẽ mở mãi cho tới khi đầy tất cả các bể, do đó sẽ bị tràn nước mà bể kia đã đầy. Để khắc phục bạn phải sử dụng thêm Rơ le để lắp đặt.

Cách đấu này còn có 1 ứng dụng nữa là sử dụng công tắc để bật vị trí bể muốn bơm nước vào (sử dụng chung 1 máy bơm).

Cách 1: Dùng công tắc lựa chọn: Nghĩa là khi bật bể nào đó thì bể kia sẽ không được bơm.

Cách 2: Dùng công tắc thường: Khi bật bể nào đó thì bể đó sẽ được mở để nước chảy vào. Ví dụ nhà bạn có 3 bể, bạn tạm thời tắt 1 bể đi để rửa bể, thì bạn chỉ cần tắt công tắc của bể đó đi, còn 2 bể kia vẫn hoạt động bình thường.

Cách đấu này khá phức tạp và tốn kém, do vậy bạn chỉ nên tham khảo chứ không làm theo cách này nhé. Nếu thực tế mà 2 cách trên có thể áp dụng được thì bạn nên áp dụng 1 trong 2 cách trên trước. Trong trường hợp 2 cách trên không áp dụng được thì bạn mới sử dụng cách thứ 3 này.

 

 

Cách thủ công:

Vật liệu: 

Phao điện

Phao cơ

Ống, dây dẫn vừa đủ.

 

Được đăng vào

Bình luận

  • avatar

    Phạm trung Hieu
    Xin hỏi AD mình đang ráp 1 may bom 3pha công suất 30 hang pantax . Minh cần tưới 3 vườn nhưng ko cung một lúc xin hỏi có lúc : 1 tươi , 2 va 3 ko tươi hoặc ngược lai va di đuong ống 90 la ong cai chia ra 3 vườn la ống 60 thì đương do mình can những gì va ko lam bể đường ống . Xin cản om
  • avatar

    Đinh Tiến Vinh
    nhà mình lắp ở 2 chỗ dùng chung 1 nguồn điện thì làm như nào vậy bạn? Mà nếu cho 3 chỗ thì đấu như nào vậy?

Viết bình luận